Công viên trong thành phố đương đại đang phải đối mặt với một loạt các yêu cầu dường như mâu thuẫn. Họ yêu cầu: cân bằng hoạt động văn hóa của thành phố; tiện nghi văn hóa cần thiết cho mọi người đến để nghỉ ngơi và giải trí; một hệ sinh thái lành mạnh cho hệ động thực vật bản địa; và, không gian cho sản xuất thực phẩm nông thôn.
1. Một kênh
Sông Dương Tử ở Giang Âm thu hẹp chỉ còn rộng khoảng 1km cho phép xây dựng một cây cầu treo. Đây là cây cầu vượt đầu tiên của dòng sông ngược dòng từ Thượng Hải này và cho phép Giang Âm phát triển nhanh chóng. Kênh Tây Thành là một kênh đào cổ nối liền với sông Dương Tử và tạo thành một phần không thể thiếu của mạng lưới giao thông đường thủy trung tâm Trung Quốc. Nó tạo thnafh một mạng lưới công viên kéo dài theo kế hoạch phát triển Giang Âm. Con đường 23km đi xe đạp thành phố cũng ngang qua kênh đào.
2. Hai công viên
BAU coi nhu những cầu mâu thuẫn đối với cả công viên và công viên văn hóa là cơ hội để cung cấp 2 công viên ở 2 bên bờ sông: Ở bờ phía tây, một cảnh quan sinh thái bản địa liên tục, trên bờ phía đông là một cảnh quan văn hóa liên tục.
2.1. Công viên sinh thái
Sự phát triển của các hành lang hệ sinh thái bản địa khác xa so với phong cách phổ biến trong thiết kế và xây dựng cảnh quan đương đại Trung Quốc. Tuy nhiên, khách hàng đã đồng ý theo đuổi hệ sinh thái bản địa cho công viên sinh thái phía bờ tây.
Các chức năng sinh thái độc đáo của các vùng ven sông được liên kết với các quá trình phát triển sinh học và tương tác trên nhiều quy mô không gian và thời gian. Duy trì các tương tác này và kết nối thúc đẩy chúng là một yêu cầu cơ bản để duy trì các vùng ven sông lành mạnh và đa chức năng mà chúng cung cấp. Bảo trì hiệu quả đòi hỏi sự kết nối cả về thời gian và chuyển động của dòng chảy.
Các chất dinh dưỡng từ thảm thực vật trên cạn (ví dụ như rác thực vật và phân côn trùng) được di chuyển vào lưới thức ăn thủy sản. Thảm thực vật cũng đưa các mảnh vụn gỗ vào suối, duy trì địa mạo. Các loài thực vật vùng ven sông khác với các vùng ngập nước và thường bao gồm các loài thực vật thủy sinh, hoặc thảo mộc, cây và cây bụi phát triển gần với nước.
Xem thêm: Thiết kế cảnh quan công viên Nam Từ Liêm
Các chiến lược để tạo nên concept cho công viên sinh thái này bao gồm: 4 km tường chống lũ dọc theo kênh sẽ được thay thế bằng các khu vực phát triển hệ sinh thái dưới nước và cung cấp cho động vật các điểm tiếp cận nguồn nước vĩnh viễn; Lối đi lên và đường hầm bên dưới các lối đi cần thiết trên mặt đất cho phép động vật di trú; 10 “khách sạn” côn trùng nằm dọc theo 4km công viên để kích thích đời sống côn trùng.
Những sáng kiến này sẽ khuyến khích phát triển một hệ sinh thái ven sông lành mạnh, cung cấp bộ lọc sinh học để tăng cường chất lượng nước, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho động vật dưới nước và trên cạn; cho phép động vật di trú dọc theo hệ thống sông, tránh cho việc các cộng đồng động vật sống dưới nước bị giới hạn trong ao tù, cũng nhằm phục hồi và phát triển quần thể cá.
2.2. Công viên văn hóa
Được xem như một bộ mặt văn hóa phức tạp, phong phú và bổ ích, phía đông của dòng sông bao trùm các khía cạnh văn hóa của công viên bao gồm các chương trình trong quá khứ và hiện tại, khả năng dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong tương lai.
Khu vực được chia thành nhiều mặt lát khác nhau. Các con đường trở thành một mạng lưới sinh thái nối tiếp trong công viên văn hóa và có khả năng thấm tuyệt vời. Các khu vực mặt lát độc lập có thể khác nhau và thay đổi mà không ảnh hưởng đến bất kì nơi nào khác.
3. Giải pháp
Nhiều lớp
BAU đã xác định từng vấn đề thiết kế liên quan đến dự án này và phát triển một giải pháp lý tưởng độc lập, không bỏ qua bất cứ yêu cầu nào. Những lớp ý tưởng này đã được đặt lại với nhau thành một tập hợp phong phú và phức tạp. Bất kì xung đột nào trong tập hợp cũng được giải quyết cục bộ trong khi duy trì các lớp.
Tận dụng vật liệu
Công viên văn hóa đã tận dụng những phần đã bị loại bỏ, sử dụng những mảnh vỡ đó để làm vật liệu. Ranh giới của các khu lịch sử được xác định lại, các bức tường bị phá hủy được xây dựng lại một phần để tạo thành các khung hình có thể nhìn xa, hoặc trở thành chỗ ngồi và ghế dài, tăng tiện nghi cho người dùng công viên.
đường dẫn ngoại vi
Cả công viên sinh thái và công viên văn hóa đều có một con đường ngoại vi chạy giữa và dưới những cây cầu hiện có, dễ tiếp cận cả hai công viên.
Đường di chuyển
Từ mỗi con đường giao nhau, sẽ có một con đường dẫn thẳng ra sông. Trong các khu vực công viên rộng hơn, các lối tắt được cung cấp để người đi bộ có thể cắt chéo qua công viên đến cây cầu giao tiếp theo. Ngoài ra, công viên sinh thái có một con đường chạy qua trung tâm, một con đường yên tĩnh xuyên qua thiên nhiên.
Các tòa nhà hiện có
Các tòa nhà hiện tại được tái chế và tái cấu trúc để trở thành một phần của cảnh quan hậu công nghiệp - trên các hòn đảo xanh trong công viên sinh thái mới, hoặc trở thành tâm điểm của các chương trình và hoạt động văn hóa mới trong công viên văn hóa.
Gian hàng
Cả hai công viên đã xây dựng gian hàng được phân phối đồng đều. Từ các gian hàng chương trình siêu nhỏ (dã ngoại, mạt chược) có khoảng thời gian sử dụng 2,5 phút; đến các chương trình nhỏ (sân chơi trẻ em, kiosk) có thời gian sử dụng khoảng 5 phút; đến các chương trình trung bình (bóng bàn, cafe) trong khoảng thời gian 10 phút.
Nguồn: World Landscape Architects