Bangkok và các thành phố ở Đông Nam Á là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khí hậu trên thế giới. Đây chính là hậu quả của sự phát triển quá nhanh, đô thị hóa công nghiệp không được kiểm soát. Thời tiết ẩm ướt và khắc nghiệt thường xuyên xảy ra, gây lũ lụt, thiệt hại cho nông nghiệp, hủy hoại sinh kế và đe dọa đến hàng triệu người. Trong khi đó, những vùng đất nông nghiệp màu mỡ trước đây đã được chuyển đổi thành các trang trại công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm hệ sinh thái tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nhưng một giải pháp tích hợp mới tại trường Đại học Thammasat (TU) đã được thực hiện để tạo ra khả năng phục hồi khí hậu, chứng minh sự phát triển cũng có thể đóng góp nhiều giải pháp hơn những vấn đề mà nó gây ra bằng cách kết hợp khéo léo giữa kiến trúc cảnh quan và nền nông nghiệp trong quá khứ. Đó là trang trại trên tầng thượng đô thị lớn nhất châu Á – khu vườn trên mái rộng hơn 22.000 m2. (236,806 sq. Ft.) ở Đại học Thammasat. Mái xanh – Nông nghiệp đô thị - Năng lượng mặt trời – Không gian công cộng.
Dự án kết hợp các yếu tố của kiến trúc và kiến trúc cảnh quan. Hình thức của tòa nhà được phát triển theo hình chữ H, độ cao gần như một ngọn núi lớn với không gian xanh rộng lớn và khu vườn bao phủ xanh mướt ở trên.
Lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang truyền thống, mái xanh đô thị của đại học Thammasat đã trở thành một giải pháp hoàn thiện trong một không gian xanh công cộng: nguồn thực phẩm hữu cơ đô thị, hệ thống quản lý nước, tòa nhà năng lượng và lớp học ngoài trời. Đây được dự kiến sẽ trở thành giải pháp được thực hiện và phát triển khắp Thái Lan và Đông Nam Á.
>> Thiết kế cảnh quan - quy hoạch đô thị tại Palm
TẬP HỢP CÁC LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN CỦA RANGSIT
Một thế kỷ trước, khu đô thị Bangkok, cánh đồng Rangsit từng tràn ngập những cánh đồng lúa hoặc đầm lầy, được vua Rama 5 hình dung là khu vực trồng lúa năng suốt nhất thế giới. Tuy nhiên, sau nhiều năm đô thị hóa phát triển, vùng đầm lầy đã bị thành phố bê tông bao phủ, không thể thở, hấp thụ nước hoặc trồng cây thực phẩm. Để hồi sinh vùng đất đó, đại học Thammasat, một trong những trường đại học hàng đầu Thái Lan đã tạo ra kiến trúc sáng tạo bằng cách biến tầng thượng không sử dụng thành một giải pháp cho các vấn đề khủng hoảng khí hậu, thực phẩm và ô nhiễm.
Lấy cảm hứng từ tập quán nông nghiệp truyền thống, các bậc thang nông nghiệp của nông trại xanh trên mái Thammasat xếp thành từng lớp cỏ, làm chậm, hấp thụ và lưu trữ nước mưa trong khi sử dụng nó để trồng cây. Bất kì dòng chảy nào cũng được lọc qua từng lớp đất, sau đó được lưu trong ao duy trì, có thể thu được lượng nước lên tới 11.718 mét khối (3.095.570 gallon) để tưới trên sân thượng và sử dụng vào việc khác.
Để phục hồi lại vùng đầm lầy đa dạng sinh học, các chủng thực vật bản địa được trồng trong trang trại, tạo ra một vùng khí hậu mới và thu hút các loài chim và côn trùng đến thục phấn. Khi thực vật trên mái xanh của đại học Thammasat quang hợp, oxy và độ ấm mà chúng giải phóng giúp xây dựng một vi khí hậu ổn định cho các loài động vật trú ẩn.
Trong những trận mưa lớn, đất đá và chất dinh dưỡng dồi dào có thể bị xói mòn theo dòng chảy. Nhưng với phương thức trồng cây dạng ruộng bậc thang, các khu vực trên mái liên kết, giữ đất lại với nhau và làm chậm dòng chảy. Bằng cách này, không chỉ nông nghiệp được tái tạo, đảm bảo nguồn thực phẩm mà còn có lợi cho sức khỏe của con người và thiên nhiên.
QUẢN LÝ NƯỚC MƯA TRÊN NGỌN ĐỒI TRỒNG GẠO
Mặc dù bê tông hấp thụ và phản xạ hầu hết nhiệt nhưng lại không hấp thụ nước, khiến các thành phố như Bangkok có nguy cơ bị ngập lụt mỗi khi trời mưa to. Bằng cách kết hợp nền nông nghiệp với kiến trúc cảnh quan hiện đại, mái xanh của đại học Thammasat mô phỏng theo hình thức và chức năng của ruộng bậc thang truyền thống để đạt năng suất tối đa, cũng thu gom và lưu trữ nước mưa hiệu quả trong những lúc cần thiết. Nước mưa được dự trữ trong bốn ao ở mỗi góc.
Khi nông nghiệp thâm canh mở rộng, mỗi khu vực thường trồng độc canh, để lại dấu vết của phân bón hóa học chết người và những chất thải độc hại. Thái Lan là một trong năm nước nhập khẩu thuốc trừ sâu hàng đầu thế giới. Bằng cách cắt giảm hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, Mái xanh của đại học Thammasat cung cấp một nền nông nghiệp hữu cơ canh tác bền vững để bảo vệ cho cả sức khỏe, môi trường cũng như nền kinh tế.
Ngoài việc ngăn chặn ô nhiễm dòng chảy vào hệ thống thoát nước, sông hồ và đại dương, hệ thống ruộng bậc thang này cũng lọc các chất ô nhiễm không khí thông qua các lớp thực vật và đất. Các loài thực vật cũng giúp loại bỏ chất ô nhiễm có hại từ khí quyển.
XÂY DỰNG KHÍ HẬU TỰ NHIÊN TỪ KHÔNG GIAN BÊ TÔNG
Hiện tại, trong thành phố đầy những tòa nhà cao tầng và vô số mái nhà bê tông bị lãng phí. Nhiệt độ Bangkok có thể đạt tới 40 độ C khi bê tông hấp thụ hầu hết ánh sáng mặt trời và phản xạ nhiệt ra xung quanh. Thay vì một không gian tầng thượng bị lãng phí, lại góp phần vào việc làm nóng đô thị, mái xanh Đại học Thammasat sử dụng không gian rộng lớn của nó như một nguồn năng lượng sạch vô tận, không chỉ về thực phẩm hữu cơ mà còn cả năng lượng mặt trời cho cộng đồng.
Thái Lan là một trong những nước nhận được năng lượng mặt trời rất lớn. Mái xanh đại học Thammasat khai thác năng lượng mặt trời có sẵn với chi phí sản phẩm bằng 0 và cho công suất 500.000 watt (tương đương 25.000 bóng đèn) mỗi giờ để bơm nước tưới cho trang trại. Hệ thống pin năng lượng mặt trời có tổng diện tích 3.565 m2, đặt trên mái nhà và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cả ngày.
Bằng cách kết hợp hệ thống quang điện tái tạo này, trường tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn. Mái xanh làm mát không khí cả bên trong và bên ngoài tòa nhà, giảm lượng khí thải nhà kính, tiết kiệm năng lượng và điều hòa không khí.
CẢM XÚC CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI MÁI NHÀ XANH
Vào thời điểm mà thời tiết thất thường và cực đoan, khan hiếm thực phẩm và nước là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền văn minh của loại người. Thực tế là 80% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố vào năm 2050, và không gian thành phố cần cải thiện hiệu quả sản xuất thực phẩm.
Bằng cách tận dụng sự khéo léo của những người nông dân trồng lúa ruộng bậc thang khắp Đông Nam Á, mái nhà xanh của Đại học Thammasat có thể cung cấp xấp xỉ 135.000 bữa cơm mỗi năm để nuôi sống cộng đồng.
Trong khi trang trại trên tầng thượng cung cấp thực phẩm, căng tin xanh sẽ hoàn thành mục tiêu ban đầu: mô hình toàn diện và bền vững cho cả hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường. Xây dựng cả nguồn thực phẩm hữu cơ và điểm đến gần nhau, hệ thống sẽ giảm lượng chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển.
Thực phẩm được sản xuất tươi từ mái nhà đến bàn, thực phẩm còn lại từ nhà bếp sẽ được ủ thành phân bón hữu cơ cho vụ gieo trồng tiếp theo.
TẠO MỘT NỀN KINH TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG XOAY VÒNG VÀ BỀN VỮNG
Hệ thống nông nghiệp trên mái tạo ra việc làm cho sinh viên và nhân viên ở trong và xung quanh khuôn viên trường, đồng thời cho họ cơ hội đóng góp để nuôi sống cộng đồng và bảo tồn hệ sinh thái thông qua các hoạt động nông nghiệp bền vững.
Bằng cách thiết lập một mô hình canh tác tự duy trì, đặt sức khỏe con người và sức khỏe sinh thái làm cốt lõi, mái xanh đại học Thammasat đang định nghĩa lại hoạt động của ngành nông nghiệp Thái Lan.
Xem thêm: Nông nghiệp đô thị trên tầng thượng ở Chicago
NỀN TẢNG CHO VIỆC HỌC TẬP
Mái nhà xanh Thammasat đóng vai trò là một điểm nhán khác cho cam kết của trường, nhằm mang lại giải pháp cho các vấn đề khí hậu. Để trang bị cho khách tham quan kiến thức về ứng dụng về cách trồng thực phẩm, đặc biệt là chuẩn bị cho những bất ổn về khí hậu với các nguồn lực sẵn có, không chỉ cung cấp thông tin về những đặc điểm của mái nhà xanh mà còn cả các hội thảo hàng năm về nông nghiệp đô thị bền vững cho 40.000 thành viên của trường.
Mái xanh Thammasat cũng được phục vụ như một nền tảng cho việc học tập ngoài trời và giao tiếp xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn viên trường. Bằng cách kết nối sinh viên và giảng viên, trao đổi kiến thức và ý tưởng về khí hậu. Với cách tiếp cận tích hợp này, mái xanh không chỉ là chiếc ô cho ống kính sinh thái, mà còn giúp giáo dục cộng đồng, thúc đẩy nền công nghiệp thực phẩm, năng lượng và chất thải như quản lý nước, kinh tế tài chính và quản trị, đánh dấu kiến thức của họ với xã hội.
Nguồn: world landscape architect